Latest topics
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm Không
Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 184 người, vào ngày Thu Sep 26, 2024 6:54 am
Statistics
Diễn Đàn hiện có 289 thành viênChúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: mapichah
Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 1492 in 285 subjects
Giáo dục công dân là môn chính hay phụ?
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Giáo dục công dân là môn chính hay phụ?
Theo tôi, môn giáo dục công dân (GDCD) có vai trò đặc biệt quan trọng góp phần giáo dục con người phát triển toàn diện, định hướng cho học sinh (HS) những quan điểm, lối sống và những vấn đề xảy ra trong xã hội, tạo điều kiện cho các em trao đổi với thầy cô, bạn bè những vấn đề trong cuộc sống. Khách quan mà nói, môn GDCD trong nhà trường có tác dụng đào tạo con người tích cực, hình thành nhân cách con người. Với ý nghĩa đó, thật khó có lý lẽ thuyết phục những người làm công tác giáo dục rằng, môn GDCD là môn học phụ.
Song, thực tiễn lại có nhìn nhận khác về môn học này. Đa phần từ Ban giám hiệu (BGH) đến giáo viên (GV) và cả HS đều cho rằng đây là môn học phụ, không quan trọng (do không là môn thi tốt nghiệp THPT)... nên có nhiều bất cập trong việc kiểm tra đánh giá, trong chỉ đạo chuyên môn của lãnh đạo... và cả thái độ học tập thiếu tích cực của HS. Trước thực tế đó, tôi xin có vài kiến nghị:
Việc kiểm tra đánh giá: Cần được tổ chức thi chung đợt với các môn học khác, không nên để cho thầy trò môn học này tự tổ chức thi, thi trước hoặc sau các môn học khác. Vì như thế, chính BGH đã có sự phân biệt chính, phụ giữa các môn học, dẫn đến tâm lý coi nhẹ việc học môn học này trong HS. Nếu chúng ta xem môn học GDCD là môn phụ, thì chính chúng ta đã góp phần làm cho HS lơ là việc học tập. Thầy cũng không hứng thú giảng, mà trò cũng không hứng thú học. Thầy giảng, trò tiếp thu được tới đâu hay tới đó, về nhà thì vở GDCD không biết để ở đâu mà tìm. Còn HS khối lớp 12, công việc trọng tâm là “đầu tư” vào các môn thi tốt nghiệp, nên việc học môn này chỉ mang tính “đối phó” cho có điểm để đủ điều kiện đi dự thi. Thầy cô giảng dạy thì ngậm ngùi cho thời gian trôi qua, dạy phớt lờ cho xong, tiết học được trôi qua một cách miễn cưỡng. Tiêu cực hơn, đến tiết GDCD là thầy đọc lại những ý chính trong sách cho trò chép, đến khi kiểm tra, thi thì thầy trò cùng “tự quản” cho xong nhiệm vụ. Điều này làm cho HS thấy môn học này không mang lại lợi ích cho mình.
Việc làm đồ dùng dạy học: Môn GDCD thường được ghép với tổ văn hoặc sử, địa; lãnh đạo các tổ ghép này chưa thể kiểm soát sâu sắc nội dung chuyên môn của môn GDCD, chưa thể kiểm tra, đánh giá đúng thực chất mức độ việc dạy và học của thầy trò bộ môn này. Thạc sĩ Nguyễn Thanh Hồng (Tổ trưởng tổ Ngữ văn Trường THPT Vị Thủy) nói: “Tôi đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm tra, nhận xét, đánh giá tiết dự giờ của GV dạy GDCD”. Đa số GV dạy GDCD đều dạy trái chuyên môn, họ “xuất thân” là những GV có chuyên môn về văn hoặc sử, địa. Việc “được” phân công dạy trái chuyên môn là việc làm khá tế nhị, nên có GV dạy cho qua chuyện, xong tiết. Vì vậy, cần có GV chuẩn trình độ về chuyên môn GDCD mới có thể chỉ đạo, hỗ trợ việc làm đồ dùng dạy học cho bộ môn này.
Nội dung chương trình: Cần bổ sung phần học về “Nhà nước”. Toàn bộ chương trình bậc THPT chưa đề cập hay giới thiệu khái quát đến phần này. Năm học 2008-2009, tôi dạy môn GDCD cho 21 lớp bậc THPT với tổng số 837 HS, nhưng đa phần chưa có HS nào trả lời thỏa đáng các câu hỏi như: “Những cơ quan nào được gọi là cơ quan nhà nước?”, “Trường THPT Vị Thủy, UBND huyện Vị Thủy có phải là cơ quan nhà nước hay không?”. Trong khi đó, chương trình GDCD lớp 12 lại nói đến “vai trò của nhà nước” về lĩnh vực này lĩnh vực kia trong đời sống xã hội, nhưng HS thì không hiểu được cơ quan nhà nước là cơ quan nào.
Riêng tôi, không nên gọi môn học GDCD là môn phụ. Bất kỳ môn học nào khi được đưa vào nhà trường cũng đều có nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn to lớn, nên chăng là cần có cách diễn đạt khác hơn khi nói đến môn học này: GDCD là môn học chưa được chọn làm môn thi tốt nghiệp THPT.
Song, thực tiễn lại có nhìn nhận khác về môn học này. Đa phần từ Ban giám hiệu (BGH) đến giáo viên (GV) và cả HS đều cho rằng đây là môn học phụ, không quan trọng (do không là môn thi tốt nghiệp THPT)... nên có nhiều bất cập trong việc kiểm tra đánh giá, trong chỉ đạo chuyên môn của lãnh đạo... và cả thái độ học tập thiếu tích cực của HS. Trước thực tế đó, tôi xin có vài kiến nghị:
Việc kiểm tra đánh giá: Cần được tổ chức thi chung đợt với các môn học khác, không nên để cho thầy trò môn học này tự tổ chức thi, thi trước hoặc sau các môn học khác. Vì như thế, chính BGH đã có sự phân biệt chính, phụ giữa các môn học, dẫn đến tâm lý coi nhẹ việc học môn học này trong HS. Nếu chúng ta xem môn học GDCD là môn phụ, thì chính chúng ta đã góp phần làm cho HS lơ là việc học tập. Thầy cũng không hứng thú giảng, mà trò cũng không hứng thú học. Thầy giảng, trò tiếp thu được tới đâu hay tới đó, về nhà thì vở GDCD không biết để ở đâu mà tìm. Còn HS khối lớp 12, công việc trọng tâm là “đầu tư” vào các môn thi tốt nghiệp, nên việc học môn này chỉ mang tính “đối phó” cho có điểm để đủ điều kiện đi dự thi. Thầy cô giảng dạy thì ngậm ngùi cho thời gian trôi qua, dạy phớt lờ cho xong, tiết học được trôi qua một cách miễn cưỡng. Tiêu cực hơn, đến tiết GDCD là thầy đọc lại những ý chính trong sách cho trò chép, đến khi kiểm tra, thi thì thầy trò cùng “tự quản” cho xong nhiệm vụ. Điều này làm cho HS thấy môn học này không mang lại lợi ích cho mình.
Việc làm đồ dùng dạy học: Môn GDCD thường được ghép với tổ văn hoặc sử, địa; lãnh đạo các tổ ghép này chưa thể kiểm soát sâu sắc nội dung chuyên môn của môn GDCD, chưa thể kiểm tra, đánh giá đúng thực chất mức độ việc dạy và học của thầy trò bộ môn này. Thạc sĩ Nguyễn Thanh Hồng (Tổ trưởng tổ Ngữ văn Trường THPT Vị Thủy) nói: “Tôi đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm tra, nhận xét, đánh giá tiết dự giờ của GV dạy GDCD”. Đa số GV dạy GDCD đều dạy trái chuyên môn, họ “xuất thân” là những GV có chuyên môn về văn hoặc sử, địa. Việc “được” phân công dạy trái chuyên môn là việc làm khá tế nhị, nên có GV dạy cho qua chuyện, xong tiết. Vì vậy, cần có GV chuẩn trình độ về chuyên môn GDCD mới có thể chỉ đạo, hỗ trợ việc làm đồ dùng dạy học cho bộ môn này.
Nội dung chương trình: Cần bổ sung phần học về “Nhà nước”. Toàn bộ chương trình bậc THPT chưa đề cập hay giới thiệu khái quát đến phần này. Năm học 2008-2009, tôi dạy môn GDCD cho 21 lớp bậc THPT với tổng số 837 HS, nhưng đa phần chưa có HS nào trả lời thỏa đáng các câu hỏi như: “Những cơ quan nào được gọi là cơ quan nhà nước?”, “Trường THPT Vị Thủy, UBND huyện Vị Thủy có phải là cơ quan nhà nước hay không?”. Trong khi đó, chương trình GDCD lớp 12 lại nói đến “vai trò của nhà nước” về lĩnh vực này lĩnh vực kia trong đời sống xã hội, nhưng HS thì không hiểu được cơ quan nhà nước là cơ quan nào.
Riêng tôi, không nên gọi môn học GDCD là môn phụ. Bất kỳ môn học nào khi được đưa vào nhà trường cũng đều có nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn to lớn, nên chăng là cần có cách diễn đạt khác hơn khi nói đến môn học này: GDCD là môn học chưa được chọn làm môn thi tốt nghiệp THPT.
Theo NGUYỄN PHÚ CƯỜNG
Similar topics
» CHẤN CHỈNH CÔNG TÁC NỀ NẾP HỌC KÌ 2
» Giao lưu TDTT với công đoàn khối Đảng - Huyện ủy Huyện Ninh Hòa
» chao ban go cua chinh nha doc hoi am lai nha
» Giáo dục Kỹ năng sống trong nhà trường
» Tiếng Anh Thương Mại, Tài chính, Ngân hàng
» Giao lưu TDTT với công đoàn khối Đảng - Huyện ủy Huyện Ninh Hòa
» chao ban go cua chinh nha doc hoi am lai nha
» Giáo dục Kỹ năng sống trong nhà trường
» Tiếng Anh Thương Mại, Tài chính, Ngân hàng
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Fri Feb 15, 2013 9:11 pm by ZeroK
» Forum vắng như cái chùa ý.
Mon Jul 16, 2012 11:24 am by ZeroK
» Câu Đố Mới Đây Mọi Người Cùng Giải Nào !
Mon Jul 16, 2012 11:05 am by ZeroK
» câu này dễ nè
Fri Jul 13, 2012 9:08 pm by congminh12a5
» Ngày hội Kết nối Xanh giữa Doanh nghiệp và Sinh viên
Tue May 29, 2012 2:58 pm by earthhour2012
» Khởi động chiến dịch Tiêu dùng Sản phẩm Xanh 2012
Sun May 27, 2012 8:38 pm by earthhour2012